Thắng Trương
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 1562
Join date : 20/05/2018
https://thangcrm2.forumvi.com

Tóm tắt tác phẩm Rừng Xà Nu – Nguyễn Trung Thành  Empty Tóm tắt tác phẩm Rừng Xà Nu – Nguyễn Trung Thành

Mon Jun 18, 2018 10:38 pm
VĂN HỌC MẪU

– Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Trên đường dẫn Tnú về làng, bé Heng kể lại những đổi thay sau khi Tnú đi vắng. Tnú chợt nhớ đến những kỉ niệm về Mai, người vợ đã bị giặc giết hại. Về đến làng, anh được mọi người đón tiếp nồng nhiệt. Trong đêm mừng Tnú trở về, bên bếp lửa nhà rông, cụ Mết- già làng- đã kể lại chuyện cuộc đời Tnú cho dân làng nghe.

– Từ nhỏ, Tnú đã mồ côi bố mẹ, anh lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng XôMan. Còn bé, Tnú và Mai đã góp phần tích cực trong việc nuôi giấu cán bộ Đảng- anh Quyết. Anh Quyết dạy Tnú học chữ. Tnú học hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì sáng lạ lùng. Một lần Tnú vượt thác Đắc Năng thì bị giặc bắt , bị tra tấn, bị giam vào ngục.

– Tnú vượt ngục trở về làng. Anh Quyết đã hi sinh. Thực hiện lời dặn dò của anh Quyết trước lúc mất, Tnú lãnh đạo thanh niên trong làng mài giáo chuẩn bị chiến đấu. Nghe tin đó, thằng Dục dẫn một tiểu đội đến vây ráp làng. Quyết bắt cho bằng được Tnú, bọn giặc đã tra tấn mẹ con Mai đến chết. Tay không ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu nhưng anh nghiến răng không thèm kêu van. Trước sự tàn bạo của giặc, cụ Mết đã cùng thanh niên trong làng với rựa, mác… xông ra tiêu diệt bọn giặc. Sau đó, Tnú đi “lực lượng”.

– Sau đêm về thăm làng, sáng hôm sau, cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường trở về đơn vị.

VĂN MẪU 2:

Tóm tắt tác phẩm “rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

Để hiểu rõ hơn về tác phẩm “rừng xà nu” thì trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về tác giả đã viết lên tác phẩm nhé!. Nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) là bút danh của Nguyễn Văn Báu. Và ông sinh năm 1932 tại Quảng Nam. Ông là một người đã từng lăn lộn nhiều năm trên chiến trường ác liệt cả trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mĩ. Và tác phẩm: “Đất nước đứng lên” (1956), “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” (1969), hay “Đất Quảng” (1973 –1974),…Hơi hướng Tây Nguyên, màu sắc tráng lệ, có khuynh hướng sử thi… đã tạo nên cốt cách và vẻ đẹp văn chương của Nguyễn Trung Thành.

Còn về tác phẩm “rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, và nó được xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền trung Trung Bộ, số2 năm 1965 – năm 1969, và được in trong tập truyện ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

Tác phẩm “rừng xà nu” gồm có hai phần chính, một phần kể về cuộc đời của nhân vật chính, đó là Tnú, một con người rất kiên cường của dân làng Xô Man, Tây Nguyên. Và phần tiếp theo được miêu tả sự vùng dậy của dân làng Xô Man, Tây Nguyên. Vậy là cả hai phần của câu chuyện này được thông qua lời kể trầm hùng của cụ Mết. Vậy để hiểu rõ hơn về tác phẩm này một cách ngắn gọn thì chúng ta cùng tóm tắt tác phẩm “rừng xà nu” nha.

Sau khi 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng và Bé Heng gặp được anh ở con nước lớn đã dẫn anh về. Vẫn Con đường cũ ấy, hai cái dốc ấy, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm chông và giàn thò sắc lạnh. Mặt trời chưa tắt thì anh Tnú và Bé Heng đã về đến làng. Anh đã gặp lại những người thân quên đặc biệt là Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên vì mừng rỡ. Thế là Cụ Mết đã đưa anh về nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, và ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết để gặp Tnú. Có ông bà già, cùng với nhiều trai tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con và có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. Ai cũng muốn ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng để xem giấy có chữ ký của chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Xung quanh bếp lửa rộn lên: “Tốt lắm rồi!” “Một đêm thôi, mai lại đi rồi, ít quá, tiếc quá!”. Rồi sau đó cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm “Anh Tnú đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc… Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta vậy”. Anh Xút bị giặc treo cổ, còn bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai phải đi vào rừng để nuôi anh Quyết cán bộ. Và anh dạy nó học chữ, nó học chữ thì hay quên còn đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác và xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắk Nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn và bị đầy đi Kon Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, trên lưng Tnú đầy thương tích. Sau đó Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Không những thế Tnú còn đi bộ lên núi Ngọc Linh đem về một gùi đá mài. Đêm đêm làng Xô Man phải thức để mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đã đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Thế là có tiếng kêu khóc vang dậy, và rồi cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con, và Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đã đốt cháy 10 ngón tay Tnú, thế là cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Còn thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngổn ngang quanh đống lửa trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man bắt đầu rung động, và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng…”

Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy… thằng Dục, “đúng chớ… chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”. Và mưa rơi càng nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya cả, sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn đã Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…

Đó là những hình tượng rừng xà nu, và là hình ảnh của dũng sĩ anh hùng trong truyện “Rừng xà nu” là hình ảnh đất nước và con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong thời đại Hồ Chí Minh vừa đậm đà hơi hướng và cảnh quan hùng vĩ Tây Nguyên. Những anh hùng dũng sĩ như cụ Mết, Tnú, Mai, và Dít…đã được khắc họa bằng những hình ảnh chói lọi, với một giọng văn hào hùng, say mê, trang trọng và tạo nên những trang văn tráng lệ mang âm hưởng anh hùng ca.

http://vhoc.net/
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết