Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
Tue Jun 12, 2018 11:11 pm
Đề bài:
Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Dàn ý đại cương
1. Đặt vấn đề:
– Giới thiệu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”:
+ Xuất xứ.
+ Đặc điểm truyện.
– Giới thiệu nhân vật:
+ Cuộc đời.
+ Phẩm chất.
2. Giải quyết vấn đề :
a. Giới thiệu chung về nhân vật:
– Hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực.
– Vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
– Nhân vật quan trọng trong tác phẩm.
b. Phân tích nhân vật:
* Ngoại hình:
– Từ nhỏ đã có ngoại hình xấu xí, sau đó có mang với một anh con trai hàng chài, gã chồng hiện thời lúc đó cục tính nhưng hiền lành.
– Qua năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan nên nét xấu xí càng được thể hiện rõ….
* Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng :
– Vừa ở dưới thuyền lội lên, chị đã bị chồng đánh tới tấp.
– Bị chồng đánh đập dã man, chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục.
* Lòng tự trọng:
– Bị chồng đánh đập tàn nhẫn, chỉ cắn răng chịu đựng.
– Khi biết chuyện mình bị Phác và Phùng chứng kiến, cảm thấy đau đớn, xấu hổ, nhục nhã; không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại, không muốn con trai chứng kiến cảnh dã man ấy.
* Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn
– Khi ở toà án, chị đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc nhiều nhận thức mới mẻ:
+ sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế: lúc đầu “thưa gởi”, xưng “con” và chắp tay vái lia lịa van xin; nhưng khi lấy lại sự tự tin, tâm thế đã thay đổi, chuyển cách xưng hô
+ qua những lời giãi bày, Đẩu, Phùng và người đọc đã “vỡ ra” nhiều điều: đằng sau vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương là một tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh; chấp nhận đau khổ vì đàn con; có cách ứng xử rất nhân bản.
+ nhận ra được lí do chị không thể bỏ chồng: cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, nuôi nấng đặng một sấp con, trong đau khổ triền miên vẫn có được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi…
– Biểu tượng cho tình mẫu tử, khát vọng hạnh phúc gia đình.
3. Kết thúc vấn đề:
– Nguyễn Minh Châu đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ.
– Tấm lòng nhân đạo của nhà văn: yêu thương, thông cảm, phát hiện và khẳng định những phẩm chất cao đẹp, khao khát có một chỗ dựa tinh thần, một cuộc sống no ấm bình yên, hạnh phúc gia đình bình dị.
– Quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu: rất sâu sắc, nhiều chiều về con người và cuộc sống.
http://vhoc.net/
Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Dàn ý đại cương
1. Đặt vấn đề:
– Giới thiệu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”:
+ Xuất xứ.
+ Đặc điểm truyện.
– Giới thiệu nhân vật:
+ Cuộc đời.
+ Phẩm chất.
2. Giải quyết vấn đề :
a. Giới thiệu chung về nhân vật:
– Hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực.
– Vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
– Nhân vật quan trọng trong tác phẩm.
b. Phân tích nhân vật:
* Ngoại hình:
– Từ nhỏ đã có ngoại hình xấu xí, sau đó có mang với một anh con trai hàng chài, gã chồng hiện thời lúc đó cục tính nhưng hiền lành.
– Qua năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan nên nét xấu xí càng được thể hiện rõ….
* Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng :
– Vừa ở dưới thuyền lội lên, chị đã bị chồng đánh tới tấp.
– Bị chồng đánh đập dã man, chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục.
* Lòng tự trọng:
– Bị chồng đánh đập tàn nhẫn, chỉ cắn răng chịu đựng.
– Khi biết chuyện mình bị Phác và Phùng chứng kiến, cảm thấy đau đớn, xấu hổ, nhục nhã; không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại, không muốn con trai chứng kiến cảnh dã man ấy.
* Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn
– Khi ở toà án, chị đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc nhiều nhận thức mới mẻ:
+ sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế: lúc đầu “thưa gởi”, xưng “con” và chắp tay vái lia lịa van xin; nhưng khi lấy lại sự tự tin, tâm thế đã thay đổi, chuyển cách xưng hô
+ qua những lời giãi bày, Đẩu, Phùng và người đọc đã “vỡ ra” nhiều điều: đằng sau vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương là một tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh; chấp nhận đau khổ vì đàn con; có cách ứng xử rất nhân bản.
+ nhận ra được lí do chị không thể bỏ chồng: cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, nuôi nấng đặng một sấp con, trong đau khổ triền miên vẫn có được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi…
– Biểu tượng cho tình mẫu tử, khát vọng hạnh phúc gia đình.
3. Kết thúc vấn đề:
– Nguyễn Minh Châu đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ.
– Tấm lòng nhân đạo của nhà văn: yêu thương, thông cảm, phát hiện và khẳng định những phẩm chất cao đẹp, khao khát có một chỗ dựa tinh thần, một cuộc sống no ấm bình yên, hạnh phúc gia đình bình dị.
– Quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu: rất sâu sắc, nhiều chiều về con người và cuộc sống.
http://vhoc.net/
- Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
- Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
- Phân tích hình tượng Chiếc Thuyền Ngoài Xa trong tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa
- Phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
- Phân tích câu chuyện người đàn bà ở toà án huyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết