Thắng Trương
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 1562
Join date : 20/05/2018
https://thangcrm2.forumvi.com

Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ Empty Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Sun Jun 17, 2018 10:40 pm
Câu hỏi:

Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ? Phát biểu ý nghĩa văn bản?

Trả lời

a. Hoàn cảnh ra đời :

– Năm 1952, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi dài 8 tháng này, ông đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc. Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Và chính cuộc sống của đồng bào miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành 3 truyện ngắn Cứu đất cứu mường; Mường Giơn ; Vợ chồng A Phủ vào năm 1953. Tập truyện được tặng giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.

b. Tóm tắt tác phẩm :

– Mị là một cô gái Mèo trẻ đẹp, tài hoa, giỏi giang, yêu đời, thích tự do. Chỉ vì bố mẹ Mị vay nợ nhà thống lí Pá Tra để cưới nhau không trả được nên Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho gia đình này. Làm vợ A Sử, Mị phải sống kiếp nô lệ khổ nhục, chỉ muốn chết, nhưng vì thương bố và sợ thần quyền nên Mị đành câm lặng chịu đựng.

– A Phủ là một thanh niên mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lao động giỏi, rất dũng cảm, nhiều cô gái mê, nhưng vì nhà nghèo nên không cưới được vợ. Trong hội xuân, A Phủ đã đánh A Sử nên bị thống lý Pá Tra bắt về đánh đập và phạt vạ 100 đồng bạc trắng. Không có tiền nộp phạt, A Phủ trở thành nô lệ cho nhà thống lí để trừ nợ. Do sơ ý để cọp vồ mất một con bò nên A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng vào cọc chờ chết, Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Cả hai cùng trốn khỏi Hồng Ngài.

– Đến Phiềng Sa, họ trở thành vợ chồng, nỗ lực xây dựng cuộc sống mới. Quân Pháp tràn tới, dân Phiềng Sa lại hoang mang lo sợ. A Châu, cán bộ Đảng đã tìm đến, A Phủ kết nghĩa anh em với A Châu. Rồi A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng với Mị và đồng đội bảo vệ quê hương .

c. Ý nghĩa văn bản :

Tác phẩm tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.

http://vhoc.net
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết