Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân
Mon Jun 18, 2018 10:24 pm
Em hãy phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Dàn ý tham khảo
a. Giới thiệu tác giả Kim Lân, hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Vợ nhặt, vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ.
b. Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật
Nội dung
Các nhân vật trong tác phẩm được tác giả miêu tả với hình dáng bên ngoài xấu xí, khắc khổ, tiều tụy nhưng tính cách bên trong đẹp đẽ, cao cả.
– Nhân vật Tràng: là người lao động nghèo, ngoại hình thô kệch, vụng về trong ăn nói giao tiếp nhưng vui tính, dễ gần, trẻ con yêu quí, có lòng cưu mang yêu thương đồng loại, đặc biệt có khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
– Nhân vật người “vợ nhặt”: là nạn nhân của nạn đói. Những xô đẩy của hoàn cảnh đã khiến “thị” “chao chát, chỏng lỏn” tiều tụy, rách rưới và chấp nhận làm “vợ nhặt”, nhưng khi về làm vợ Tràng thì có nhiều thay đổi, người đàn bà này đã bộc lộ tính cách dịu hiền, chịu thương, chịu khó chăm lo việc nhà chồng, đặc biệt là thị có khát vọng sống, khát khao mái ấm gia đình, có niềm tin vào tương lai.
– Nhân vật bà cụ Tứ: là người mẹ nghèo khổ, vẻ ngoài bủng beo, u ám, khắc khổ nhưng đó là người mẹ rất mực yêu thương con, thương dâu; đồng cảm sâu sắc với người cùng cảnh ngộ, luôn an ủi động viên con sống tốt, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng, một con người lạc quan.
Nghệ thuật
– Xây dựng được tình huống truyện độc đáo.
– Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
– Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
– Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
c. Đánh giá:
Tác giả Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động các nhân vật từ ngoại hình đến cử chỉ, lời nói, diễn biến tâm lí, tính cách. Điều đó thể hiện sự hiểu biết, lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với những người lao động nghèo khổ và đây cũng là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
http://vhoc.net/
Dàn ý tham khảo
a. Giới thiệu tác giả Kim Lân, hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Vợ nhặt, vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ.
b. Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật
Nội dung
Các nhân vật trong tác phẩm được tác giả miêu tả với hình dáng bên ngoài xấu xí, khắc khổ, tiều tụy nhưng tính cách bên trong đẹp đẽ, cao cả.
– Nhân vật Tràng: là người lao động nghèo, ngoại hình thô kệch, vụng về trong ăn nói giao tiếp nhưng vui tính, dễ gần, trẻ con yêu quí, có lòng cưu mang yêu thương đồng loại, đặc biệt có khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
– Nhân vật người “vợ nhặt”: là nạn nhân của nạn đói. Những xô đẩy của hoàn cảnh đã khiến “thị” “chao chát, chỏng lỏn” tiều tụy, rách rưới và chấp nhận làm “vợ nhặt”, nhưng khi về làm vợ Tràng thì có nhiều thay đổi, người đàn bà này đã bộc lộ tính cách dịu hiền, chịu thương, chịu khó chăm lo việc nhà chồng, đặc biệt là thị có khát vọng sống, khát khao mái ấm gia đình, có niềm tin vào tương lai.
– Nhân vật bà cụ Tứ: là người mẹ nghèo khổ, vẻ ngoài bủng beo, u ám, khắc khổ nhưng đó là người mẹ rất mực yêu thương con, thương dâu; đồng cảm sâu sắc với người cùng cảnh ngộ, luôn an ủi động viên con sống tốt, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng, một con người lạc quan.
Nghệ thuật
– Xây dựng được tình huống truyện độc đáo.
– Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
– Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
– Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
c. Đánh giá:
Tác giả Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động các nhân vật từ ngoại hình đến cử chỉ, lời nói, diễn biến tâm lí, tính cách. Điều đó thể hiện sự hiểu biết, lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với những người lao động nghèo khổ và đây cũng là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
http://vhoc.net/
- Phân tích nhân vật người vợ nhặt, từ đó làm nổi bật lên số phận của người dân Việt trước cách mạng
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân
- Phân tích các nhận vật trong bài Vợ Nhặt của Kim Lân
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt” – Kim Lân
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết