Thắng Trương
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 1562
Join date : 20/05/2018
https://thangcrm2.forumvi.com

[Lớp 12] Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật tôi trong thiên bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Empty [Lớp 12] Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật tôi trong thiên bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Sat May 26, 2018 6:21 pm
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên viết về bút kí. Bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc bởi khả năng liên tưởng chặt chẽ, tư duy khoáng đạt, ngôn ngữ trong sáng, đẹp đẽ của một người nghệ sĩ tài hoa.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là thiên bút kí thể hiện rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình tôi.

* Cảm nhận về hình tượng nhân vật trữ tình tôi

- Một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tài hoa (Thể hiện qua những phát hiện độc đáo của nhân vật tôi về các vẻ đẹp của dòng sông Hương. Ví dụ: ở thượng nguồn, sông Hương phóng khoáng và man dại như một cô gái di-gan; khi chảy qua lòng dãy Trường Sơn, sông Hương như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng; ra khỏi rừng, sông Hương lại trở nên dịu dàng và trí tuệ, mềm như tấm lụa; khi uốn lượn quanh những rừng thông đặt lăng mộ vua chúa nhà Nguyễn, dòng sông lại mang vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi...).

- Một trí tuệ uyên bác (Vốn tri thức phong phú, sâu sắc về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật xứ Huế. Ví dụ: vốn tri thức về địa lí của tôi được thể hiện trong cách miêu tả tỉ mỉ, chính xác chặng đường đi của dòng sông qua kinh thành Huế. Ở mỗi khúc đoạn khác nhau, sông Hương lại được miêu tả bằng hàng loạt những hình ảnh khác nhau. Đầu tiên là những lần chuyển dòng liên tục khi vừa ra khỏi vùng núi. Rồi từ ngã ba Tuần đến điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản; sau chuyển hướng sang Tây Bắc vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một vòng cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế... Ở chặng đường này, sông Hương chuyển từ dư vang của Trường Sơn sang sắc nước xanh thẳm khi đi qua lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản rồi lững lờ trôi, mềm như tấm lụa... Bằng vốn hiểu biết địa lí của mình, nhân vật tôi đã điểm mặt một cách đầy đủ tất cả những địa điểm mà sông Hương ghé qua và điều đặc biệt là ở mỗi nơi, sông Hương lại thể hiện mình ở những tính cách khác nhau, như vui mừng, như xúc động, như lưu luyến, nhớ thương, lúc thì lại dịu dàng, trầm lắng cho hài hòa với mảnh đất đi qua. Điều ấy khiến cho đoạn văn không là những thống kê địa lí thông thường, khô cứng nữa mà trở nên đầy hấp dẫn, thôi thúc người đọc háo hức tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp).

- Một trí tưởng tượng, lãng mạn, bay bổng (Trong cảm nhận của nhân vật tôi, dòng sông Hương có khi là một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, có khi là người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, có khi là một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya hay giống như nàng Kiều trong đêm tình tự (...) sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả...).

- Con người gắn bó máu thịt và yêu thiết tha cảnh vật, con người xứ Huế (Tình cảm đặc biệt dành cho dòng sông Hương. Phải là người có tình yêu tha thiết và gắn bó máu thịt với cảnh vật, con người xứ Huế, đặc biệt là với dòng sông Hương, tôi mới có thể dành cho dòng sông nhiều sự quan tâm, ưu ái đến vậy. Câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông? đặt ra trong tác phẩm có lẽ cuối cùng cũng đã có thể tìm ra câu trả lời: chính văn hóa, lịch sử, địa lí và những tình cảm yêu quí, gắn bó của con người đã góp phần làm nên dòng Hương Giang và bản thân dòng sông, có lẽ chỉ cái tên ấy mới có thể truyền tải được rất nhiều những dịu dàng, rất nhiều mộng mơ...).

* Nhận xét, đánh giá

- Tôi là nhân vật ghi chép lại tác phẩm - hiện thân của chính tác giả.

- Hình tượng nhân vật tôi thể hiện tài năng nghệ thuật, tình cảm yêu thương, gắn bó với dòng sông Hương, với Huế, rộng hơn là với quê hương đất nước mình của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Văn Học Và Những Cảm Nhận
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết