Phân Tích Vẻ Đẹp Của Sông Hương Qua Bút Kí “Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông” Của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Mon Jun 18, 2018 10:08 pm
1. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn chuyên viết về bút kí, một loại văn giàu tính chân thực của đời sống. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự keets hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy tổng hợp đa chiều đa diện. Sự nghiệp văn chương của ông để lại rất nhiều trong đó tập bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” 1986 là một tập văn tiêu biểu. Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được lầy làm tựa đề cho tập bút kí nói trên là một tác phẩm đặc sắc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phần đầu bài bút kí này tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp đa chiều đa diện của dòng sông Hương xứ Huế trong mối quan hệ với địa lí lịch sử thi ca. Tìm hiểu sâu sắc bài bút kí chúng ta sẽ thấy được sắc diện và tâm hồn của dòng sông Hương thơ mộng.
2.a. Bài viết mang tính bút kí nên nhà văn khi giới thiệu về dòng sông Hương tác giả bắt đầu từ phía thượng nguồn của dng sông. Một nhận xét chung của tác giả về dòng sông Hương khi ở thượng nguồn “là một bản trường ca của rừng già”. Bản trường ca này thêr hiện hai cung bậc mạnh mẽ hoang dại và dịu dàng say đắm.
Trước hết vì dòng sông sinh ra giữa rừng già giữa đại ngàn nên nó mang âm hưởng của vùng núi cao vực sâu, nó ‘rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn’. Tuy nhiên “cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giưũa những dặm dài cói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Cũng có lúc nó “phóng khoáng và man dại như cuộc đời của cô gái Digan” ở vùng nước Nga xa xôi.
Ngoài những dáng vẻ nói trên, cái nhìn tổng thể của nhà văn là sông Hương ở phía thượng nguồn có “tâm hồn sâu thẳm”, “đã đóng kín ở cử rừng và ném chìa khoá trong những hang đá’ như giữ nguyên điều bí ẩn của mình. Qua vài nét phác thảo của nhà văn sông Hương phía đại ngàn có sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng đầy cá tính bí ẩn.
b. Khác với sông Hương ở thượng nguồn, sông Hương khi về phía đồng bằng ở ngoại vi thành phố Huế đã có một hình dáng và một màu sắc mới. Đó là sông Hương luôn uốn lượn xanh thẳm và trầm mặc.
Khi ‘ra khỏi vùng núi”, sông Hương ‘chuyển mình một cách liên tục” nó vòng khúc nó uốn mình, khi thì “theo hướng nam bắc”, khi “sang hướng tây bắc”, khi “về phía đong bắc”, rồi “xuôi dần về Huế”. Về với vùng thấp sông Hương “mềm như tấm lụa xanh thẳm”. Nhìn chung sông Hương khi về phía đồng bằng nó chạy qua những vùng đồi những rừng thông có lăng mộ của các vua chúa với giấc ngủ nghìn năm nên sông Hương có “vẻ đẹp trầm mặc nhất”.
Nếu như sông Hương ở phía thượng nguồn hoang dã man dại thì sông Hương khi về đồng bằng có vẻ đẹp uốn lượn trầm mặc.
c. Đoạn sông Hương chảy qua thành phố Huế được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tả một cách cụ thể và tinh tế hơn. Đoạn sông này vừa mang dáng dấp xanh thẳm dịu dàng của đoạn sông ở phía ngoại ô nhưng lại vừa có nét rất riêng của nó là mềm mại dịu dàmh yên tĩnh.
Sông Hương “khi giáp mặt thành phố”, nó “vui tươi hẳn lên”. Nét nổi bật của dòng sông qua thành phố là “uốn một cánh cung rất nhẹ” rồi “mềm hẳn đi” như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Khi đi qua thành phố sông Hương “trôi đi chậm thực chậm cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh”.
Nếu như liên hệ với dòng sông Nêva ở nước Nga xa xôi chảy qua thành phố với tốc độ rất nhanh “không kịp cho lũ hải âu nói điều gì với ban” thì sông Hương lại “chảy lặng tờ” như một “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” và khi bắt đầu ra khỏi Huế “con sông như ngập ngừng vấn vương” một nỗi lòng. Đúng như nhà thơ Thanh Hải viết:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
d. Ở những phần trên của bài bút kí nhà văn đặt dòng sông Hương trong mối quan hệ với những đại ngàn với những lăng tẩm trầm mặc, với thành phố Huế mộng mơ để mà ca ngợi vẻ đẹp của nó. Thì đến đoạn cuối của đoạn trích này nhà văn đã đặt dòng sông trong môí quan hệ với lịch sử và thơ ca của dan tộc, để từ đó nói lên vẻ đẹp mang tính tầm vóc của dòng sông.
Theo tác giả sông Hương có quan hệ với lịch sử dân tộc từ rất lâu đời. Nó là “dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua hùng”, là “biên giới phía nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại”, là “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ” ở thế kỉ 18, nó gắn với “những cuộc khởi nghĩa bi tráng” của nhân dân ta thế kỉ 19, nó chứng kiến “những chiến công rung chuyển của thời đại cách mạng tháng tám”, nó “cổ vũ nồng nhiệt cho chiến công năm Mậu Thân”.
Không những gắn liền với lịch sử mà sông Hương còn là một dòng sông thi ca. Điều đặc biệt của sông Hương là bất cứ nghệ sĩ nào phản ánh về nó cũng không lặp lại nhau không trùng nhau về ý nghĩa sáng tạo. Đã rất nhiều thi nhân viết về sông Hương với những vẻ đẹp rất khác nhau. Với Tản Đà là “dòng sông trắng lá cây xanh”, với Cao Bá Quat là “như kiếm dựng trời xanh”, với bà huyện Thanh Quan là “bónh chiêù bảng lảng”, với Tố Hữu là “dòng sông gắn liền với sức mạnh tâm hồn”.
3. Với một vốn kiến thức phong phú uyên bác về lịch sử văn hoá văn chương, với một văn phong tao nhã hào hoa tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dựng lên một chân dung về sông Hương với một vẻ đẹp rất đa chiều đa dạng.
http://vhoc.net/
2.a. Bài viết mang tính bút kí nên nhà văn khi giới thiệu về dòng sông Hương tác giả bắt đầu từ phía thượng nguồn của dng sông. Một nhận xét chung của tác giả về dòng sông Hương khi ở thượng nguồn “là một bản trường ca của rừng già”. Bản trường ca này thêr hiện hai cung bậc mạnh mẽ hoang dại và dịu dàng say đắm.
Trước hết vì dòng sông sinh ra giữa rừng già giữa đại ngàn nên nó mang âm hưởng của vùng núi cao vực sâu, nó ‘rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn’. Tuy nhiên “cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giưũa những dặm dài cói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Cũng có lúc nó “phóng khoáng và man dại như cuộc đời của cô gái Digan” ở vùng nước Nga xa xôi.
Ngoài những dáng vẻ nói trên, cái nhìn tổng thể của nhà văn là sông Hương ở phía thượng nguồn có “tâm hồn sâu thẳm”, “đã đóng kín ở cử rừng và ném chìa khoá trong những hang đá’ như giữ nguyên điều bí ẩn của mình. Qua vài nét phác thảo của nhà văn sông Hương phía đại ngàn có sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng đầy cá tính bí ẩn.
b. Khác với sông Hương ở thượng nguồn, sông Hương khi về phía đồng bằng ở ngoại vi thành phố Huế đã có một hình dáng và một màu sắc mới. Đó là sông Hương luôn uốn lượn xanh thẳm và trầm mặc.
Khi ‘ra khỏi vùng núi”, sông Hương ‘chuyển mình một cách liên tục” nó vòng khúc nó uốn mình, khi thì “theo hướng nam bắc”, khi “sang hướng tây bắc”, khi “về phía đong bắc”, rồi “xuôi dần về Huế”. Về với vùng thấp sông Hương “mềm như tấm lụa xanh thẳm”. Nhìn chung sông Hương khi về phía đồng bằng nó chạy qua những vùng đồi những rừng thông có lăng mộ của các vua chúa với giấc ngủ nghìn năm nên sông Hương có “vẻ đẹp trầm mặc nhất”.
Nếu như sông Hương ở phía thượng nguồn hoang dã man dại thì sông Hương khi về đồng bằng có vẻ đẹp uốn lượn trầm mặc.
c. Đoạn sông Hương chảy qua thành phố Huế được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tả một cách cụ thể và tinh tế hơn. Đoạn sông này vừa mang dáng dấp xanh thẳm dịu dàng của đoạn sông ở phía ngoại ô nhưng lại vừa có nét rất riêng của nó là mềm mại dịu dàmh yên tĩnh.
Sông Hương “khi giáp mặt thành phố”, nó “vui tươi hẳn lên”. Nét nổi bật của dòng sông qua thành phố là “uốn một cánh cung rất nhẹ” rồi “mềm hẳn đi” như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Khi đi qua thành phố sông Hương “trôi đi chậm thực chậm cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh”.
Nếu như liên hệ với dòng sông Nêva ở nước Nga xa xôi chảy qua thành phố với tốc độ rất nhanh “không kịp cho lũ hải âu nói điều gì với ban” thì sông Hương lại “chảy lặng tờ” như một “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” và khi bắt đầu ra khỏi Huế “con sông như ngập ngừng vấn vương” một nỗi lòng. Đúng như nhà thơ Thanh Hải viết:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
d. Ở những phần trên của bài bút kí nhà văn đặt dòng sông Hương trong mối quan hệ với những đại ngàn với những lăng tẩm trầm mặc, với thành phố Huế mộng mơ để mà ca ngợi vẻ đẹp của nó. Thì đến đoạn cuối của đoạn trích này nhà văn đã đặt dòng sông trong môí quan hệ với lịch sử và thơ ca của dan tộc, để từ đó nói lên vẻ đẹp mang tính tầm vóc của dòng sông.
Theo tác giả sông Hương có quan hệ với lịch sử dân tộc từ rất lâu đời. Nó là “dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua hùng”, là “biên giới phía nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại”, là “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ” ở thế kỉ 18, nó gắn với “những cuộc khởi nghĩa bi tráng” của nhân dân ta thế kỉ 19, nó chứng kiến “những chiến công rung chuyển của thời đại cách mạng tháng tám”, nó “cổ vũ nồng nhiệt cho chiến công năm Mậu Thân”.
Không những gắn liền với lịch sử mà sông Hương còn là một dòng sông thi ca. Điều đặc biệt của sông Hương là bất cứ nghệ sĩ nào phản ánh về nó cũng không lặp lại nhau không trùng nhau về ý nghĩa sáng tạo. Đã rất nhiều thi nhân viết về sông Hương với những vẻ đẹp rất khác nhau. Với Tản Đà là “dòng sông trắng lá cây xanh”, với Cao Bá Quat là “như kiếm dựng trời xanh”, với bà huyện Thanh Quan là “bónh chiêù bảng lảng”, với Tố Hữu là “dòng sông gắn liền với sức mạnh tâm hồn”.
3. Với một vốn kiến thức phong phú uyên bác về lịch sử văn hoá văn chương, với một văn phong tao nhã hào hoa tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dựng lên một chân dung về sông Hương với một vẻ đẹp rất đa chiều đa dạng.
http://vhoc.net/
- Phân tích Ai đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Những ý chính khi phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về vẻ đẹp của sông Hương
- tóm tắt tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông-Hoàng Phủ Ngọc Tường
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết