Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Sun Jun 17, 2018 9:57 pm
Đề bài:
Phân tích tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Gợi ý làm bài
1. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp sông Hương: được khơi gợi từ không gian và thời gian cụ thể
(Đoạn 1)
Đó là khu vườn cổ sầm uất, bên dòng sông ‘tỏa sáng một thần thái yên tĩnh và khoáng đạt’. Đó là những kí ức về Nguyễn Du, truyện Kiều: hình ảnh Nguyễn Du ngồi đọc Kiều dưới mái rêu phong, miên man trong vẻ đẹp của dong sông đang đổi sắc không ngừng và mùi hương của hoa trái trong vườn.
Đó là âm sắc Huế thấp thoáng trong ‘Truyện Kiều’: dòng sông đáy nước in trời , nội cỏ thơm, nắng vàng, khói biếc, dương liễu u hoài, hoa trà mi nồng nàn, mùa thu quan san, vầng trăng thắm thiết,… _Cái bóng mông lung trong thơ Nguyễn Du, ‘như một vang bóng thời gian, cặp tình nhân lí tưởng của Truyện Kiều: tìm kiếm, đuổi bắt, hào hoa, đam mê, thi ca và âm nhạc, gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở’.
2. Vẻ đẹp dòng sông Hương ở thượng nguồn hóng khoáng và man dại
Sức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, đắm say, như ‘một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn’. Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: ‘mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoắn như cơn lốc xoáy vào đáy vực bí ẩn’, nhưng cũng có lúc lại ‘dịu dàng, đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng’. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một ‘cô gái Digan, phóng khoáng và man dại’, bởi rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nghệ thuật: so sánh, tu từ, ẩn dụ và nhân hóa.
3. Sông Hương khi về đến ngoại vi thành phố
‘Sắc đẹp dịu dàng, trí tuệ, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa, xứ sở’, dòng sông duy nhất chỉ đi qua thành phố Huế. Với vốn hiểu biết sâu sắc về địa lí, văn hóa, lịch sử, tác giả miêu tả dòng sông thật sinh động vói cảm nhận mang nhiều khác biệt.
Sông Hương như ‘người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại (hình ảnh thơ mộng gợi liên tưởng cổ tích đến nàng công chúa ngủ trong rừng). Dòng sông hiện lên với ‘khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm’. Lưu vực êm ả, thanh bình, vui tươi_giữa những bãi bờ xanh biếc, nhiều màu sắc trầm mặc, triết lí.
Những lăng tẩm với ‘giấc ngủ nghìn năm của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm lan tỏa khắp cả một vùng thượng lưu’.
Vói những quan sát tinh tế, ngôn ngữ giàu hình tượng, so sánh, ẩn dụ, sông Hương trong dư vang Trường Sơn, dòng sông mềm như tấm lụa’. ‘Những dãy đồi sừng sững như thành quách, với những đỉnh cao đột khởi: Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo’, những ngọn đồi đã tạo ra những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời ‘sớm xanh, trưa vàng, chiều tím’ rất lạ và đặc trưng như người Huề từng nhận xét.
Sự thay đổi tính cách của người con gái sông Hương đưa ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, một cô gái Digan, man dại và phóng khoáng đã trở nên dịu dàng, e lệ, như ‘người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức’, ‘người mẹ phù sa của cả một vùng văn hóa xứ sở’.
Thoảng đâu đó, mơ hồ mà vang vọng trong tâm thức Huế là tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiến gà từ xóm làng trung du bát ngát,…
http://vhoc.net
Phân tích tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Gợi ý làm bài
1. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp sông Hương: được khơi gợi từ không gian và thời gian cụ thể
(Đoạn 1)
Đó là khu vườn cổ sầm uất, bên dòng sông ‘tỏa sáng một thần thái yên tĩnh và khoáng đạt’. Đó là những kí ức về Nguyễn Du, truyện Kiều: hình ảnh Nguyễn Du ngồi đọc Kiều dưới mái rêu phong, miên man trong vẻ đẹp của dong sông đang đổi sắc không ngừng và mùi hương của hoa trái trong vườn.
Đó là âm sắc Huế thấp thoáng trong ‘Truyện Kiều’: dòng sông đáy nước in trời , nội cỏ thơm, nắng vàng, khói biếc, dương liễu u hoài, hoa trà mi nồng nàn, mùa thu quan san, vầng trăng thắm thiết,… _Cái bóng mông lung trong thơ Nguyễn Du, ‘như một vang bóng thời gian, cặp tình nhân lí tưởng của Truyện Kiều: tìm kiếm, đuổi bắt, hào hoa, đam mê, thi ca và âm nhạc, gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở’.
2. Vẻ đẹp dòng sông Hương ở thượng nguồn hóng khoáng và man dại
Sức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, đắm say, như ‘một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn’. Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: ‘mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoắn như cơn lốc xoáy vào đáy vực bí ẩn’, nhưng cũng có lúc lại ‘dịu dàng, đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng’. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một ‘cô gái Digan, phóng khoáng và man dại’, bởi rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nghệ thuật: so sánh, tu từ, ẩn dụ và nhân hóa.
3. Sông Hương khi về đến ngoại vi thành phố
‘Sắc đẹp dịu dàng, trí tuệ, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa, xứ sở’, dòng sông duy nhất chỉ đi qua thành phố Huế. Với vốn hiểu biết sâu sắc về địa lí, văn hóa, lịch sử, tác giả miêu tả dòng sông thật sinh động vói cảm nhận mang nhiều khác biệt.
Sông Hương như ‘người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại (hình ảnh thơ mộng gợi liên tưởng cổ tích đến nàng công chúa ngủ trong rừng). Dòng sông hiện lên với ‘khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm’. Lưu vực êm ả, thanh bình, vui tươi_giữa những bãi bờ xanh biếc, nhiều màu sắc trầm mặc, triết lí.
Những lăng tẩm với ‘giấc ngủ nghìn năm của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm lan tỏa khắp cả một vùng thượng lưu’.
Vói những quan sát tinh tế, ngôn ngữ giàu hình tượng, so sánh, ẩn dụ, sông Hương trong dư vang Trường Sơn, dòng sông mềm như tấm lụa’. ‘Những dãy đồi sừng sững như thành quách, với những đỉnh cao đột khởi: Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo’, những ngọn đồi đã tạo ra những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời ‘sớm xanh, trưa vàng, chiều tím’ rất lạ và đặc trưng như người Huề từng nhận xét.
Sự thay đổi tính cách của người con gái sông Hương đưa ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, một cô gái Digan, man dại và phóng khoáng đã trở nên dịu dàng, e lệ, như ‘người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức’, ‘người mẹ phù sa của cả một vùng văn hóa xứ sở’.
Thoảng đâu đó, mơ hồ mà vang vọng trong tâm thức Huế là tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiến gà từ xóm làng trung du bát ngát,…
http://vhoc.net
- Phân tích Ai đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Phân Tích Vẻ Đẹp Của Sông Hương Qua Bút Kí “Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông” Của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Những ý chính khi phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- tóm tắt tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông-Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về vẻ đẹp của sông Hương
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết